Nguyên lý hoạt động của điều hòa, máy lạnh

cau-tao-va-nguyen-ly-hoat-dong-cua-may-lanh-dieu-hoa-Hai-Bich (1)

Ngày nay, điều hòa hay còn gọi là máy lạnh là thiết bị vô cùng quen thuộc đối với cuộc sống cúng ta. Tuy nhiên, ít ai hiểu được cấu tạo và nguyên lý làm việc ( hoạt động ) của nó.

Hôm nay, điều hòa trung tâm, Multi – Midea xin giới thiệu đến các bạn bài viết này với mong muốn giải đáp một phần thắc mắc của bạn về điều hòa, máy lạnh.

Điều hòa là gì?

Điều hòa không khí ( máy lạnh ) là một thiết bị gia dụng sử dụng điện năng để thay đổi nhiệt độ trong phòng theo nhu cầu của người sử dụng. Trên thị trường, điều hòa được chia thành 2 loại là điều hòa một chiều và điều hòa hai chiều.

Điều hòa một chiều chỉ có khả năng làm lạnh nên thường được gọi là máy lạnh. Trong khi đó, điều hòa hai chiều vừa có tính năng làm lạnh (dùng vào mùa hè) và tính năng sưởi ấm (dùng vào mùa đông).

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điều hòa, máy lạnh

1. Cấu tạo của điều hòa, máy lạnh

Cấu tạo của một chiếc điều hòa, máy lạnh thường gồm những bộ phận sau đây:

Dàn lạnh máy lạnh: Có tác dụng hấp thụ nhiệt trong phòng để môi chất lạnh mang ra bên ngoài. Dàn lạnh điều hòa có các ống đồng chạy song song và được bọc bởi dàn lá nhôm tản nhiệt.

Dàn nóng điều hòa: Làm nhiệm vụ xả nhiệt ra ngoài môi trường khi môi chất lạnh đã hấp thụ nhiệt tại dàn lạnh và di chuyển đến dàn nóng. Cấu tạo của dàn nóng máy lạnh tương tự như dàn lạnh.

Lốc điều hòa: Còn được gọi là máy nén điều hòa, có tác dụng hút chân không ở dàn lạnh, nén gas sang dạng lỏng ở dàn nóng nhằm giúp quá trình xả nhiệt hiệu quả nhất.

Quạt dàn lạnh: Tạo ra luồng không khí lưu thông liên tục qua dàn lạnh để việc hấp thụ nhiệt tốt hơn. Nếu quạt dàn lạnh chay yếu hoặc không chạy, điều hòa sẽ không thể làm mát toàn bộ phòng.

Quạt dàn nóng: Thổi không khí xuyên qua dàn nóng, giúp việc xả nhiệt ra môi trường bên ngoài hiệu quả nhất.

Van tiết lưu: Là bộ phận hạ áp gas sau khi gas qua dàn nóng để tản nhiệt. Gas đi qua van tiết lưu sẽ được chuyển sang dạng khí với áp suất thấp và nhiệt độ thấp.

Ống dẫn gas: Có nhiệm vụ dẫn ga từ dàn lạnh đến dàn nóng. Ống dẫn gas thường được làm bằng đồng, chịu được áp suất và nhiệt độ cao, không bị oxi hóa.

Bảng điều khiển: Được lắp trên cục lạnh, là bộ phận điều hành và kiểm soát toàn bộ hoạt động của điều hòa.

Tụ điện: Có tác dụng giúp đông cơ điện của máy nén khởi động.

Ngoài những bộ phận chính trên, cấu tạo của điều hòa, máy lạnh còn có nhiều bộ phận khác như cảm biến nhiệt dàn lạnh, khung vỏ, máng nước, bộ phận an toàn,…

cau-tao-va-nguyen-ly-hoat-dong-cua-may-lanh-dieu-hoa-2
Sơ đồ cấu tạo điều hòa máy lạnh

Xem thêm:

2. Nguyên lý hoạt động của máy lạnh, điều hòa

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu sơ qua về cấu tạo điều hòa, máy lạnh. Vậy cơ chế hoạt động của điều hòa như thế nào?

Bước 1: Sau khi qua van tiết lưu, gas (môi chất làm lạnh) sẽ có áp suất thấp, nhiệt độ thấp.

Bước 2: Môi chất lạnh đi qua dàn lạnh sẽ hấp thụ nhiệt từ môi trường xung quanh. Quạt gió trong cục lạnh hút không khí trong phòng, đẩy qua dàn lạnh để làm lạnh rồi đưa trở lại phòng.

Bước 3: Môi chất mang nhiệt sẽ được đưa đến máy nén. Tại đây, gas sẽ được nén tới áp suất cao hơn.

Bước 4: Gas có nhiệt nhiệt độ cao, áp suất cao được đưa qua dàn nóng để làm mát nhờ quạt và dàn lá nhôm tản nhiệt. Khi đi qua dàn nóng, môi chất sẽ có nhiệt độ thấp hơn.

Bước 5: Gas tiếp tục được đưa đến van tiết tiết lưu để giảm áp suất, giảm nhiệt và bắt đầu một chu trình mới.

cau-tao-va-nguyen-ly-hoat-dong-cua-may-lanh-dieu-hoa-3
Nguyên lý làm mát của điều hòa không khí

Các loại điều hòa

Có 2 loại điều hòa chính là: điều hòa thông thường và điều hòa biến tần.

Điều hòa thông thường

– Với máy điều hòa thông thường, điện năng sử dụng tương đối cao và tuổi thọ sẽ giảm do phải khởi động lại nhiều lần trong quá trình sử dụng liên tục. Đồng thời, nhiệt độ trong phòng sẽ dao động mạnh (±2°C).

+) Ví dụ, máy được chọn mở ở 24°C. Thời điểm này tất cả động cơ của máy đều hoạt động cho đến khi phòng đạt được nhiệt độ khoảng 22°C – 24°C thì rơle sẽ tự ngắt hoạt động của giàn nóng.

+) Sau một thời gian nhất định, tùy vào sự trao đổi nhiệt của phòng với môi trường xung quanh, nhiệt độ phòng tăng dần lên 24° – 26°C, lúc này giàn nóng sẽ được khởi động trở lại và làm giảm nhiệt độ phòng về mức mong muốn. Chênh lệch nhiệt độ ±2°C để có nhiệt độ 22°C và 26°C là do quán tính làm việc của máy,

+) Ví dụ khi cảm biến đo được là phòng đã đạt được 24°C thì sẽ ra lệnh ngắt, nhưng hơi lạnh trước đó vẫn được thổi vào phòng làm cho nhiệt độ phòng giảm xuống. Tương tự như khi nhiệt độ phòng tăng quá 24°C, động cơ hoạt động trở lại, nhưng phải mất một lúc thì mới có hơi lạnh, thời gian đó nhiệt độ phòng tăng lên.

Điều hòa Inverter

– Máy điều hòa biến tần ( công nghệ inverter) sử dụng công nghệ điều khiển hiện đại, làm cho động cơ nén hoạt động với công suất tăng dần đến khi nhiệt độ trong phòng đạt mức yêu cầu thì công suất máy sẽ được điều khiển giảm dần, chỉ vận hành ở một mức độ vừa phải để làm mát bù cho lượng nhiệt sinh ra trong phòng (thiết bị điện, nhiệt lượng từ người…) và nhiệt từ bên ngoài truyền vào qua tường, cửa… Công suất đó sẽ tăng hoặc giảm tuỳ vào sự chênh lệch giữa nhiệt độ phòng và nhiệt độ thiết lập cho điều hòa.

+) Nhờ vào phương pháp điều khiển này nên máy điều hòa inverter có thể giúp tiết kiệm điện năng từ 30 – 50% so với máy thông thường. Tuy nhiên, để đạt được mức tiết kiệm trên, máy phải được sử dụng trong các điều kiện nhất định như dưới đây.

Và cũng nên chú ý rằng do được trang bị các công nghệ mới hơn so với máy điều hòa thông thường, nên dòng máy biến tần thường có giá cao hơn so với các máy khác từ 30 – 50%.

Những câu hỏi về Điều hòa mà nhiều người quan tâm

Cấu tạo điều hòa gồm những bộ phận nào?

Như đã nói ở phần trên, Điều hòa gồm những bộ phận sau:
– Dàn nóng điều hòa
– Dàn lạnh điều hòa
– Lốc điều hòa
– Quạt dàn lạnh
– Quạt dàn nóng
– Van tiết lưu
– Ống dẫn gas
– Bảng điều khiển
– Tụ điện

Chu trình làm lạnh của máy lạnh?

Chúng ta hiểu nôm na chu trình làm lạnh của máy lạnh như sau:
Gas lạnh từ cục nóng điều hòa được đưa đến dàn lạnh, tại đây gas lạnh sẽ làm lạnh không khí đi qua dàn lạnh. Sau khi làm lạnh gas sẽ được áp suất cao đẩy đến dàn nóng, tại đây nó sẽ được quạt làm mát của dàn nóng làm lạnh.
Cứ như vậy, gas điều hòa luân chuyển trong ống đồng khép kín.
Quạt dàn lạnh hút gió trong phòng và được thổi qua dàn lạnh, dàn lạnh sẽ làm lạnh không khí và đẩy trở lại phòng.

Cấu tạo dàn lạnh điều hòa ?

Dàn lạnh điều hòa hay còn gọi là cục lạnh điều hòa. Đây là bộ phần điều hòa sẽ cung cấp không khí mát cho chúng ta.
Cấu tạo dàn lạnh điều hòa gồm:
– Main điều khiển ( mạch điều khiển )
– Bộ phận tản nhiệt gồm nhiều lá Đồng hoặc Nhôm, bên trong có chưa các ống đồng chứa gas.
– Quạt dàn lạnh, có tác dụng hút không khí trong phòng, thổi luồng không khí này qua bộ phận tản nhiệt để làm mát không khí và thổi không khí lạnh trả lại phòng.
– Các bộ lọc không khí

Nguyên lý làm việc của điều hòa 2 chiều?

Nguyên lý làm việc của điều hòa 2 chiều cũng tương tự như quá trình làm việc của điều hòa một chiều. Nhưng lúc này vào mùa Đông, thì luồng không khí sẽ được làm ấm phòng nhờ gas áp suất cao được luân chuyển từ dàn nóng sang dàn lạnh ( điều này ngược lại với mùa hè ).
Điều này có được là nhờ van đảo chiều điều hòa, đây là thiết bị đảo chiều di chuyển của môi chất trong đường ống.

Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điều hòa, máy lạnh

Nếu các bạn có thắc gì hoặc cần tư vấn thêm về điều hòa và nguyên lý làm việc của máy lạnh. Xin hãy comment ở dưới, chúng tôi sẽ giải đáp ngay.

Trân trọng!

Xem thêm:

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BẠN NÊN XEM THÊM

Scroll to Top
Scroll to Top
error: Alert: Nội dung được bảo vệ !!